Tam Quốc Chí Tôn - GAMZ lên sóng, thưởng nóng iPhone14 cho game thủ
Dạo một vòng các quán cà phê khu vực TP.HCM, đa số các quán có máy điều hòa đều chật kín chỗ ngồi.Highlights VBA 2023: Tuyển thủ Việt Nam tỏa sáng, Saigon Heat ngược dòng ấn tượng
Theo Bộ Công an, Nghị định 168 quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ sẽ có hiệu lực từ 1.1.2025. Tại nghị định này, hàng loạt lỗi vi phạm giao thông như vượt đèn đỏ, nồng độ cồn... bị tăng mức xử phạt vi phạm hành chính. Đáng chú ý, cơ quan soạn thảo đã tăng rất cao mức phạt đối với các hành vi, nhóm hành vi là nguyên nhân chính dẫn đến nhiều vụ tai nạn; đặc biệt nếu xảy ra trên đường cao tốc.Nghị định mới được xây dựng trong bối cảnh tình hình trật tự an toàn giao thông có chuyển biến tích cực, tai nạn được kiềm chế. Về tổng thể tình hình giao thông còn nhiều vấn đề đặt ra như hạ tầng giao thông phát triển chưa tương ứng với nhu cầu, tổ chức giao thông còn nhiều bất cập; lượng phương tiện tăng cao mỗi năm với gần 500.000 ô tô cùng khoảng 2 triệu xe máy… Ý thức một số người tham gia giao thông chưa cao, tình trạng vi phạm còn diễn ra phổ biến. Để lập lại trật tự đòi hỏi việc thực thi pháp luật phải nghiêm minh, chế tài đủ tính răn đe, tương xứng với vi phạm, nhất là các hành vi cố ý xâm phạm trật tự an toàn giao thông. Đặc biệt, việc tăng mức xử phạt để kiềm chế tai nạn giao thông.Theo Nghị định 168, mức phạt một số lỗi của người lái ô tô tăng rất mạnh so với Nghị định 100, nghị định 123. Bên cạnh đó, các lỗi điều khiển xe đi ngược chiều trên cao tốc, lùi xe trên đường cao tốc, quay đầu xe trên đường cao tốc cũng bị phạt từ 30 - 40 triệu đồng.Từ 1.1.2025, nhiều lỗi vi phạm giao thông của người lái xe máy cũng bị tăng mức phạt lên rất cao. Cụ thể: các lỗi không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông, điều khiển xe máy vào đường cao tốc, đi ngược chiều... đều bị phạt từ 4 - 6 triệu đồng.
So sánh Mitsubishi Xpander và Suzuki Ertiga qua đánh giá an toàn của ASEAN ANCAP
Vento dùng hệ thống động cơ đặt bên (Side-Motor) nên khi nhìn bên hông không có cảm giác quá trống trải như một số dòng xe điện sử dụng motor trong bánh xe (Hub-Motor). Ngoài ra xe cũng sử dụng kích thước lốp lớn bản rộng 120/70 ở phía sau, điều này giúp xe có cảm giác đầy đặn ở mặt thẩm mỹ chứ không tạo ra cảm giác mỏng manh như đa số các dòng xe điện khác. Ngoài ra thiết kế yên xe cao, tay nắm tách rời ở 2 bên cũng là đặc trưng riêng tạo nên sự độc đáo cho Vento.
Chương trình Vợ chồng son tập 598 với sự tham gia của Lê Thanh Thư (27 tuổi, kinh doanh spa tại Bình Định). Sự xuất hiện một mình của cô khiến MC Thanh Vân Hugo, Quốc Thuận bối rối. Bởi theo format, chương trình là không gian trò chuyện, chia sẻ của các đôi vợ chồng. Khi Quốc Thuận hỏi lý do Thanh Thư một mình tham gia chương trình, cô nghẹn ngào tâm sự: "Bạn tôi đã mất được 5 năm rồi". Theo đó, chồng của Thanh Thư là Hùng Anh, đã qua đời cách đây 5 năm vì tai nạn giao thông, để lại cô cùng hai con nhỏ. Tại chương trình, cô gái 27 tuổi nghẹn ngào trải lòng về những ký ức tình yêu và hôn nhân của mình với người chồng đã khuất. Thanh Thư cho biết, cô và Hùng Anh quen nhau khi cùng đi làm thêm và kết hôn chỉ sau 6 tháng tìm hiểu. "Tôi ấn tượng về bạn ấy là nghèo, nhìn hiền lành. Bạn quê ở Kon Tum, đi làm thêm và ở trọ tại Quy Nhơn. Bạn cũng có xe nhưng ít khi đi, tôi thường hay ghé để chở đi làm cùng, rồi đi chơi chung và nảy sinh tình cảm. Thời điểm đó tôi chỉ mới 21 tuổi, cả hai chưa yêu nhưng vì có bầu mà cưới. Sau này khi cưới rồi, về ở với nhau thì mới bắt đầu thương nhau", Thanh Thư bộc bạch.Thanh Thư kể thêm, cả hai kết hôn vì có thai song trước ngày cưới, cô lại phát hiện bị sảy thai. Dù vậy, đám cưới vẫn diễn ra theo đúng kế hoạch, được tổ chức tại Quy Nhơn và sau đó tổ chức thêm một lễ cưới ở quê chồng. Cô thừa nhận, thời điểm đó vì cả hai đều còn khá trẻ nên thường xuyên xảy ra tranh cãi, mẹ phải đứng ra giảng hòa. Đến khi cô mang thai đôi hai bé gái, tình cảm giữa hai người dần trở nên gắn bó hơn. "Quá trình mang thai rồi sinh con, tôi mới dần thương bạn vì sự chu đáo, quan tâm vợ con. Lúc mới sinh, tôi không có đủ sữa, bạn đi vòng quanh khoa sản để xin sữa về cho con. Đến khi về nhà, bạn cũng theo mẹ tôi đi xin sữa khắp nơi. Tôi thương bạn từ những lúc bạn chăm con. Nhưng đến khi con được 14 tháng tuổi thì bạn mất", cô chia sẻ.Sự ra đi đột ngột của chồng là cú sốc lớn đối với Thanh Thư, khiến cô trở nên lãnh cảm, tính tình cáu gắt, khó chịu với mọi người. Cô thừa nhận bản thân luôn phải tạo ra vỏ bọc mạnh mẽ, cố gắng gượng dậy dù trong lòng đau đớn. Thanh Thư nghẹn ngào: "Sau sự việc đó, gia đình vì tôi mà quyết định bán nhà để chuyển chỗ ở. Đoạn đường bạn ấy mất là khi đi về nhà tôi, bố mẹ chuyển đi chỗ khác để tôi không phải đi lại trên con đường đó nữa, không về lại nhà đó nữa. Tôi hiểu sự quan tâm và yêu thương mà mọi người dành cho mình, nhưng vẫn đang tự gồng lên. Ban ngày tôi cố gắng vui cười, trêu chọc mọi người. Đến tối, tôi lại khóc khi nhớ về kỷ niệm của cả hai. Đến tận bây giờ, tôi cũng chưa quên được và vẫn khóc mỗi khi nhớ về bạn. Nhưng tôi chỉ khóc một mình, không để cho ai biết". Tâm sự này khiến Thanh Vân Hugo và Quốc Thuận không kiềm được nước mắt.Suốt 5 trôi qua, Thanh Thư cho biết cô vẫn chưa có ý định mở lòng với ai. Khi ai đó thể hiện sự quan tâm dành cho mình, cô chủ động cắt liên lạc. Thanh Thư tâm sự nếu duyên số thì cô chấp nhận, nhưng không muốn được se duyên với ai. Ở thời điểm hiện tại, cô chia sẻ bản thân đã lấy lại được tinh thần khoảng 50% nhờ tình thương từ gia đình nội, ngoại.
Đạo đức cầu thủ Việt Nam: Vết nhơ tiêu cực nảy sinh từ đâu?
Trong nhiều nền văn hóa và trong suốt chiều dài lịch sử, rắn đóng vai trò quan trọng trong thần thoại, từ hiện thân của trí tuệ và chữa lành đến nguy hiểm và hỗn loạn. Sinh vật này vừa được tôn kính vừa bị sợ hãi, thường được coi là hiện thân của tính hai mặt của sự sống và cái chết, sáng tạo và hủy diệt.Các nền văn minh cổ đại như Ai Cập, Hy Lạp và Ấn Độ giáo đã gán cho rắn những ý nghĩa mạnh mẽ, đưa chúng vào các câu chuyện và biểu tượng tôn giáo của họ.Trong thần thoại Ai Cập cổ đại, rắn vừa đóng vai trò như vị thần bảo hộ, vừa mang biểu tượng của sự hỗn loạn. Chẳng hạn, rắn hổ mang gắn liền với hoàng gia hay sức mạnh thần thánh, thường xuất hiện trên vương miện của các pharaoh. Wadjet, nữ thần rắn hổ mang, được coi là người bảo vệ Ai Cập.Trong khi đó, rắn Apophis mang biểu tượng của sự hỗn loạn và hủy diệt. Trong văn hóa Ai Cập cổ, thần mặt trời Ra di chuyển trên bầu trời vào ban ngày, và hướng đến âm phủ vào ban đêm, như một biểu tượng cho chu kỳ mặt trời mọc và lặn. Tại âm phủ, Ra sẽ đối đầu với con rắn Apophis cố ngăn cản hành trình của vị thần Ai Cập.Hy Lạp cổ đại xem rắn vừa là biểu tượng của sự chữa lành và hiểm nguy. Ví dụ nổi tiếng nhất là Asclepius, vị thần thuốc men, với biểu tượng là cây trượng có con rắn cuộn quanh. Biểu tượng này đến nay vẫn được dùng trong chuyên ngành y khoa. Người Hy Lạp cổ đại tin rằng rắn mang năng lực chữa bệnh.Tuy nhiên, vẫn có những loài rắn là hiện thân của điềm dữ như Medusa, người có mái tóc là tập hợp của vô số con rắn độc và có thể hóa đá người nào nhìn vào chúng. Thần thoại Hy Lạp còn nói về sinh vật tên ouroboros, một con rắn tự ăn đuôi của chính mình, là biểu tượng cho chu kỳ vĩnh cửu của sự sống, cái chết và sự tái sinh.Văn hóa Trung QuốcTrong thần thoại Trung Quốc, rắn thường được coi là loài vật thông thái, bí ẩn, tượng trưng cho sự biến đổi và tái sinh. Rắn cũng là 1 trong 12 con giáp, đại diện cho trực giác, nội tâm và bí ẩn.Cũng có những câu chuyện dân gian Trung Quốc khắc họa hình ảnh con rắn như điềm báo tai họa. Chẳng hạn trong câu chuyện về Bạch Xà, một linh hồn rắn biến thành người phụ nữ. Mặc dù câu chuyện miêu tả tình yêu của cô dành cho người đàn ông phàm trần, hình dạng thực sự của cô lại gây nỗi sợ và bi kịch. Thần thoại của người bản địa châu Mỹ khắc họa hình ảnh loài rắn là biểu tượng mạnh mẽ của khả năng sinh sản, biến đổi và chữa lành. Chẳng hạn, người Hopi thường biểu diễn điệu múa rắn để cầu mong mưa thuận, mùa màng bội thu. Ngoài ra còn có vị thần Quetzalcoatl của vùng Trung Mỹ, thường được miêu tả là một con rắn có lông vũ, tượng trưng cho sự kết hợp giữa đất và trời, hiện thân của trí tuệ, khả năng sinh sản và sự sống.Trong thần thoại Bắc Âu, rắn Jormungandr đóng vai trò quan trọng trong vũ trụ của các vị thần. Con rắn khổng lồ này bao quanh thế giới, và việc thả nó ra được cho là báo hiệu ngày tận thế, hay Ragnarok. Jormungandr thể hiện sự căng thẳng giữa hỗn loạn và trật tự, đóng vai trò quan trọng trong ngày tận thế của người Bắc Âu.Trong nhiều nền văn hóa châu Phi, rắn tượng trưng cho khả năng sinh sản, nước và thế giới tâm linh. Trong thần thoại Tây Phi, thần Damballa là một vị thần rắn liên quan đến sự sáng tạo, mưa và khả năng sinh sản. Tuy nhiên, một số nền văn hóa coi rắn là những nhân vật xấu xa hoặc lừa đảo, liên quan đến cái chết và sự hỗn loạn.Trong thần thoại Ấn Độ, rắn được tôn kính và giữ vai trò tượng trưng cho cả lòng nhân từ và sự độc ác. Chúng gắn liền chặt chẽ với nước, khả năng sinh sản, sự bảo vệ, sự hủy diệt và cái chết, phản ánh mối quan hệ phức tạp giữa thiên nhiên và con người.Những hình ảnh rắn nổi bật bao gồm Shesha, vua của loài rắn và là hộ vệ của thần Vishnu, được miêu tả là một con rắn nhiều đầu nâng đỡ vũ trụ. Vishnu nằm trên Shesha trong đại dương vũ trụ, tượng trưng cho sự cân bằng và bảo vệ.Trong thần thoại Celtic, rắn là biểu tượng của sự chữa lành và trí tuệ. Người Druid ở Celtic tin rằng rắn có kiến thức đặc biệt về trái đất, vì chúng lột da và "tái tạo" bản thân. Khả năng đào hang dưới lòng đất của rắn cũng kết nối nó với thế giới tâm linh và trí tuệ của tổ tiên.